TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO - Center for High Technology Research and Development

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO

 
Trụ sở chính: Tòa nhà Ươm tạo công nghệ (A28), số 18 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Tổng Giám đốc: PGS. TS. NCVCC. Nguyễn Tiến Đạt

Phó Tổng Giám đốc: TS. CVCC. Phạm Duy Súy
                                    TS. NCVC. Phan Ngọc Hồng
                                    TS. NCVC. Bùi Quang Minh
                                    PGS. TS. NCVCC. Hoàng Lê Tuấn Anh

Nghị định số 106/2022/NĐ-CP ngày 24/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam,
 trong đó có Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao;
Quyết định số 1924/QĐ-VHL ngày 02/10/2023 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao

 
ĐỊA CHỈ LIÊN HỆ
Tòa nhà Ươm tạo công nghệ (A28), số 18 Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Điện thoại: 024. 3791.6281
Fax: 024. 3791.6283
Email: vanthu@chtd.vast.vn
Website:
BAN LÃNH ĐẠO
Tổng Giám đốc: PGS. TS. NCVCC. Nguyễn Tiến Đạt
Phó Tổng Giám đốc: TS. CVCC. Phạm Duy Súy
TS. NCVC. Phan Ngọc Hồng
TS. NCVC. Bùi Quang Minh
 PGS. TS. NCVCC. Hoàng Lê Tuấn Anh
   
 
HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Chủ tịch: TS. Nguyễn Văn Thao
Phó Chủ tịch: PGS.TS. Hoàng Lê Tuấn Anh; TS. Phan Ngọc Hồng
Thư ký: TS. Lê Văn Nhân
 
CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Chức năng:

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao thực hiện chức năng quản lý các Khu thử nghiệm công nghệ, Khu nghiên cứu triển khai công nghệ (gọi tắt là Khu công nghệ) của Viện Hàn lâm; tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học; nghiên cứu phát triển và triển khai công nghệ, tư vấn và chuyển giao công nghệ.

Nhiệm vụ:

1. Quản lý, khai thác, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển hạ tầng tại các Khu công nghệ do Viện Hàn lâm giao.
2. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển công nghệ trong các lĩnh vực: Vật liệu tiên tiến, hóa dược, hóa hữu cơ, mỹ phẩm, năng lượng, môi trường, sinh học ứng dụng, nông nghiệp, thực phẩm, cơ khí, điện tử, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, công nghệ thông tin và chuyển đổi số... theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức các hoạt động thiết kế chế tạo sản phẩm công nghệ; sản xuất, thương mại hóa trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ theo quy định của pháp luật.
4. Tư vấn (lập; đánh giá; thẩm định; giám sát, thiết kế, chế tạo...) các dự án, tin công trình và sản phẩm khoa học công nghệ, môi trường; phát triển thị trường chuyển giao công nghệ, công bố và quảng bá công nghệ.
5. Phát triển dịch vụ khoa học công nghệ bao gồm: Phân tích trong lĩnh vực hóa sinh, hóa dược phẩm, quan trắc phân tích môi trường, tư vấn môi trường, cơ khí điện tử, vật liệu, viễn thông, chuyển đổi số, phát triển dịch vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng theo quy định của pháp luật.
6. Tư vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực khoa học công nghệ liên quan theo quy định của pháp luật.
7. Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
8. Quản lý về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng viên chức, người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
9. Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật và của Viện Hàn lâm.
10. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Hàn lâm giao.

CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển công nghệ cao có 15 đơn vị trực thuộc gồm:
1.    Phòng Quản lý tổng hợp.
2.    Phòng Quản trị và Phát triển hạ tầng.
3.    Phòng Phát triển công nghệ hóa học.
4.    Phòng Phát triển công nghệ Sinh học ứng dụng.
5.    Trung tâm Phát triển công nghệ hóa học nông nghiệp.
6.    Trung tâm Phát triển công nghệ Tây Bắc.
7.    Trung tâm Phát triển công nghệ vật liệu tiên tiến.
8.    Trung tâm Vật lý chất mềm và Vật lý sinh học.
9.    Trung tâm Cơ khí - Điện tử.
10.    Trung tâm Phát triển công nghệ Tây Nguyên
11.    Trung tâm Phát triển công nghệ và Dịch vụ đo lường.
12.    Trung tâm An toàn thực phẩm và Môi trường.
13.    Phòng Thí nghiệm trọng điểm nghiên cứu về Dioxin.
14.    Trung tâm Nghiên cứu Nông dược.
15.    Phòng Kết nối và Chuyển giao công nghệ.

TIỀM LỰC HIỆN TẠI

-    Tổng số: 177    
-    Số biên chế: 50
-    Số hợp đồng: 127    
-    Giáo sư; Phó Giáo sư: 4
-    Tiến sĩ: 27
-    Thạc sĩ: 57
-    Cử nhân: 81
-    Khác: 5

 
CÁC HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA ĐƠN VỊ

- Quản lý, khai thác, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển hạ tầng tại các Khu công nghệ do Viện Hàn lâm giao.
- Thực hiện các hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phát triển công nghệ trong các lĩnh vực: Vật liệu tiên tiến, hóa dược, hóa hữu cơ, mỹ phẩm, năng lượng, môi trường, sinh học ứng dụng, nông nghiệp, thực phẩm, cơ khí, điện tử, tiêu chuẩn đo lường chất lượng, công nghệ thông tin và chuyển đổi số....
- Tổ chức các hoạt động thiết kế chế tạo sản phẩm công nghệ; sản xuất, thương mại hóa trên cơ sở kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ
- Phát triển dịch vụ khoa học công nghệ bao gồm: Phân tích trong lĩnh vực hóa sinh, hóa dược phẩm, quan trắc phân tích môi trường, tư vấn môi trường, cơ khí điện tử, vật liệu, viễn thông, chuyển đổi số, phát triển dịch vụ tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
- Hợp tác với các tổ chức trong nước và quốc tế về nghiên cứu và triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ.

Cơ sở hạ tầng được giao quản lý:

Phòng thí nghiệm và trang thiết bị: